Sáng kiến “Thiết bị công nghệ không dây hỗ trợ khi kéo dắt tàu bay”

14 năm gắn bó với VAECO, niềm đam mê với máy bay và kỹ thuật hàng không đã đưa anh Hà Mạc Linh (Hà Linh) – Thợ kỹ thuật sữa chữa máy bay TTBD Nội trường Hà Nội Hà góp phần không nhỏ vào việc cải tiến công việc, nâng cao hiệu quả bảo dưỡng với sáng kiến “thiết bị công nghệ không dây hỗ trợ khi kéo dắt tàu bay”.

Được ví như “Hậu phương mặt đất”, nơi chắp cánh cho những chuyến bay an toàn, mỗi ngày TTBD Nội trường Hà Nội “thăm khám và bảo dưỡng” cho hàng chục máy bay. Và để đảm bảo an toàn trong việc kéo dắt (đẩy) tàu bay vào hangar bảo dưỡng với nhiều vị trí khác nhau đòi hỏi sự tập trung cao độ và an toàn tuyệt đối của người thợ máy.

Hiện tại khi kéo dắt tàu bay thông thường sẽ yêu cầu khoảng 5-7 nhân viên, trong đó chỉ có 1 người nghe cáp (thông thoại với người trên buồng lái) và những nhân viên còn lại sẽ cảnh giới va chạm và ra hiệu khi có tiềm ẩn va chạm hay sự cố bất thường.

Trong điều kiện làm việc của sân bay với tiếng ồn lớn, nắng chói gây lóa mắt, mưa ảnh hưởng nhìn hay trong hangar (trên các vị trí dàn dock) ở xa và tầm nhìn ảnh hưởng thì nguy cơ xảy ra va chạm rất lớn. Bên cạnh đó, nhân viên phụ trách cảnh giới ra hiệu tới hoặc nhân viên thông thoại và xe kéo sẽ có độ trễ hoặc không nhìn thấy dẫn đến việc xử lý của nhân viên lái xe kéo dắt bị chậm trễ gây ra sự cố.

Với hiện trạng đó, việc nghiên cứu và chế tạo ra “thiết bị công nghệ không dây hỗ trợ khi kéo dắt tàu bay” đã giúp tăng hiệu suất an toàn trong quá trình kéo dắt hoạt động bảo dưỡng máy bay.

Thiết bị này bao gồm, 1 bộ thu phát và 5 tay điều khiển (có thể thêm tay điều khiển nếu cần). Khi kéo dắt tàu bay thì bộ thu phát để trong cabin xe kéo dắt, mỗi nhân viên cảnh giới sẽ cầm 1 tay điều khiển để kích hoạt cảnh báo cho lái xe khi tiềm ẩn xảy ra va chạm. Độ trễ gần như không có nên khi cảnh báo lái xe sẽ nhận được ngay. Bên cạnh đó, thiết bị này cũng có thể hỗ trợ trong các trường hợp cần Test hệ thống của tàu bay (có tiềm ẩn va chạm gây sự cố).

Anh Hà Mạc Linh (Hà Linh) - Thợ kỹ thuật sữa chữa máy bay TTBD Nội trường Hà Nội chủ nhân sáng kiến “thiết bị công nghệ không dây hỗ trợ khi kéo dắt tàu bay”. (Ảnh: NVCC).

Anh Hà Mạc Linh (Hà Linh) – Thợ kỹ thuật sữa chữa máy bay TTBD Nội trường Hà Nội chủ nhân sáng kiến “thiết bị công nghệ không dây hỗ trợ khi kéo dắt tàu bay”. (Ảnh: NVCC).

Cảnh báo va chạm với sáng kiến “Thiết bị công nghệ không dây hỗ trợ khi kéo dắt tàu bay”

Với những hiệu quả thiết bị công nghệ không dây hỗ trợ khi kéo dắt tàu bay mang lại, thiết bị này đã được sử dụng trong nội bộ VAECO và ngoài VAECO như VIAGS.

“Khi đưa thiết bị này vào sử dụng sẽ giúp việc cảnh báo từ nhân viên hỗ trợ cảnh giới kéo dắt tàu bay tới nhân viên lái xe kéo dắt được thực hiện ngay lập tức và có thể tránh được những sự cố đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra thiết bị cũng sẽ thực hiện tốt với việc hỗ trợ cảnh báo khi Test hệ thống của tàu bay trong và ngoài hangar” anh Hà Linh chia sẻ.

“Thiết bị công nghệ không dây hỗ trợ khi kéo dắt tàu bay”. (Ảnh: NVCC).
“Thiết bị công nghệ không dây hỗ trợ khi kéo dắt tàu bay”. (Ảnh: NVCC).

Khi được hỏi về sự ra đời của thiết bị, anh Hà Linh nhớ lại: “Xuất phát từ cuộc họp các cán bộ trung tâm về an toàn kéo dắt tàu bay, rất nhiều ý tưởng được đưa ra như: dùng bộ đàm để kéo dắt, mua thiết bị cảnh báo kéo dắt ở nước ngoài… tất cả các phương án đưa ra đều khá đắt đỏ. Bởi theo giá thị trường tại nước ngoài đang bán một bộ thiết bị với tính năng tương đương có giá khoảng 80 triệu đồng/1 bộ chưa có thuế và vận chuyển”.

“Từ các ý tưởng trong cuộc họp và sự động viên, khích lệ của Ban lãnh đạo cũng như sự góp sức không nhỏ của anh Cao Chí Đức, Nguyễn Đức Huyền thuộc TTBD Nội trường Hà Nội, tôi đã tạo ra thiết bị công nghệ không dây hỗ trợ khi kéo dắt tàu bay với chi phí chỉ khoảng 3,5 triệu đồng/1 bộ” – anh Hà Linh nói thêm.

Thiết bị này đã được sử dụng trong nội bộ VAECO và ngoài VAECO như VIAGS. (Ảnh: NVCC).
Thiết bị này đã được sử dụng trong nội bộ VAECO và ngoài VAECO như VIAGS. (Ảnh: NVCC).

Với 17 bộ thiết bị đã được sản xuất và sử dụng tại VAECO và VIAGS, đã giúp tiết kiệm hơn 1,3 tỷ đồng so với chi phí mua trang thiết bị từ nước ngoài. Trong thời gian tới, các bộ thiết bị này sẽ được anh Hà Linh cùng các đồng nghiệp sẽ sản xuất thêm để đưa vào sử dụng nhiều hơn trong thực tế tại các đơn vị.

Anh Hà Linh đã tạo ra thiết bị công nghệ không dây hỗ trợ khi kéo dắt tàu bay với chi phí chỉ khoảng 3,5 triệu đồng/1 bộ. (Ảnh: NVCC).
Anh Hà Linh đã tạo ra thiết bị công nghệ không dây hỗ trợ khi kéo dắt tàu bay với chi phí chỉ khoảng 3,5 triệu đồng/1 bộ. (Ảnh: NVCC).

Sự yêu nghề của bản thân và một chút hiểu biết về điện tử anh Hà Linh mong muốn góp một chút công sức của bản thân cho nơi mình đang làm việc. Sau sản phẩm đầu tay “thiết bị công nghệ không dây hỗ trợ khi kéo dắt tàu bay” là động lực để anh tiếp tục nghiên cứu đưa ra các sản phẩm khác cải tiến hiệu quả trong công việc.

Nguồn: Spirit VietnamAirlines