Cuộc đua vĩ đại của ngành hàng không

Trong “The Great Air Race”, John Lancaster kể câu chuyện về những người đã đánh đổi mạng sống của mình để ngày nay chúng ta có thể xách vali lên, bay từ nước này sang nước khác.

Một số phi công từ tham gia cuộc đua xuyên lục địa vào năm 1919. Ảnh: Library of Congress.

Một số phi công từ tham gia cuộc đua xuyên lục địa vào năm 1919. Ảnh: Library of Congress

Vào tháng 10/1919, Thiếu tá AL Sneed lái chiếc máy bay DH-4 từ Rochester, New York (Mỹ), bay ngược chiều gió. Gần hết xăng, ông bắt đầu lao xuống sân bay Buffalo. Ngay trước khi máy bay hạ cánh, người thứ 2 có mặt trong chuyến đi, thợ máy của Sneed, tháo dây an toàn, đứng dậy ở buồng lái đằng sau, đi về phía đuôi và ngồi trên thân máy bay.

Đang lao xuống một cách chật vật, chiếc máy bay khựng lại và nghiêng theo chiều gió. Cánh phải của nó chạm đất, người thợ máy bị nảy lên không trung “như một viên đá ném ra từ ná cao su”.

Người thợ máy không rời khỏi chỗ ngồi để ra vẻ hoặc khắc phục bất kỳ sự cố khẩn cấp nào. Ông ta sử dụng cơ thể của mình để dịch chuyển trọng tâm của máy bay về phía sau càng xa càng tốt trước khi hạ cánh.

Cuộc đua xuyên lục địa

Trong thời kỳ đầu của ngành hàng không, những thao tác nguy hiểm như vậy thường là cách duy nhất để giữ cho máy bay không bị rơi khi hạ cánh. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ.

Các kỹ thuật thô sơ này thường xuyên xuất hiện trong The Great Air Race: Glory, Tragedy, and the Dawn of American Aviation của John Lancaster. Tác giả kể lại những chi tiết quan trọng về cuộc chạy đua máy bay xuyên lục địa đầu tiên của Mỹ, sự kiện được xem như cột mốc khởi đầu cho ngành hàng không dân dụng hiện đại.

Năm 1919, Mỹ tổ chức cuộc thi bay khứ hồi từ Mineola, New York và đến San Francisco. Đây không chỉ đơn thuần là một bài đánh giá về sức bền hay tốc độ. “Mặc dù máy bay đã thể hiện tiềm năng của nó trong chiến tranh, nó vẫn chưa chứng minh được tính hữu ích trong thời bình”, Lancaster giải thích.

Một chiếc máy bay hạ cánh ngoài bãi đáp khi tham gia cuộc đua vào năm 1919. Ảnh: National Archives.
Một chiếc máy bay hạ cánh ngoài bãi đáp khi tham gia cuộc đua vào năm 1919. Ảnh: National Archives

Cuộc đua xuyên lục địa được tạo ra để thuyết phục công chúng và chính phủ rằng máy bay là phương tiện vận chuyển đường dài ở Mỹ trong tương lai, cho cả hành khách và thư từ. Theo tiết lộ của quyển sách, cuộc đua kéo dài 3 tuần, kết thúc vào lúc hoàng hôn ngày Halloween với 9 người thiệt mạng, một con số gây sốc.

Việc tái hiện những chuyến bay kỳ lạ và kinh hoàng trong thời kỳ đầu là một kỳ công. Để làm được việc này, Lancaster đã dựa vào tư liệu thực tế từ giai đoạn sơ khai của lĩnh vực hàng không.

Tái hiện chân thật

Trong The Great Air Race: Glory, Tragedy, and the Dawn of American Aviation, John Lancaster giới thiệu với độc giả những cảnh tượng xa lạ với các chuyến bay ngày nay. Máy bay tham gia cuộc đua không có phanh hoặc dù. Các cụm từ mô tả kịch tính như “một màng lửa cuộn phía sau động cơ” xuất hiện trong hàng chục đoạn, xuyên suốt quyển sách.

Hạ cánh không phải là thử thách duy nhất. Việc cất cánh cũng có thể khó khăn, đặc biệt là khi tầm nhìn kém, gần núi. Các phi công trong cuộc đua thuê những người đàn ông trên mặt đất để giữ máy bay đứng yên cho đến lúc động cơ hoạt động hết công suất. Điều này cho phép máy bay vọt lên cao khi được thả ra.

ìa sách The Great Air Race: Glory, Tragedy, and the Dawn of American Aviation. Ảnh: Liveright
Bìa sách The Great Air Race: Glory, Tragedy, and the Dawn of American Aviation. Ảnh: Liveright

Bìa sách The Great Air Race: Glory, Tragedy, and the Dawn of American Aviation. Ảnh: Liveright.

Tại Green River, một chiếc máy bay lao xuống vách đá vì không đủ lực nâng trước khi chạy ra khỏi đường băng. Những mối nguy hiểm bất ngờ khác luôn rình rập, từ băng giá trái mùa cho đến phá hoại.

Câu chuyện của Lancaster tập trung vào Billy Mitchell, phi công huyền thoại, người đã quảng bá và ủng hộ nhiệt thành cho ý tưởng cuộc thi. Ngoài ra, tác giả cũng dẫn dắt câu chuyện luân phiên theo nhóm đi về phía tây rồi chuyển hướng sang những người đang đi về phía đông từ Thái Bình Dương.

Cuối cùng, cuộc thi đã chứng minh rằng con người có thể bay xuyên quốc gia nhanh hơn tàu hỏa. Tuy nhiên, không ít người chỉ trích sự kiện này. Nghị sĩ Fiorello La Guardia gọi cuộc đua là “sự thể hiện thảm hại của những lợi ích nhỏ nhen”.

Một số phi công từng là anh hùng trong chiến tranh. Họ đã mạo hiểm không kém, kể cả đánh đổi tính mạng khi tham gia cuộc đua máy bay xuyên lục địa. Nhưng cuối cùng mục đích của nó có đáng để nhiều người liều mạng?

Vào năm 2019, Lancaster lái một chiếc máy bay hiện đại dọc theo lộ trình xuyên lục địa giống những người đàn ông trong câu chuyện của ông. Nhiều bãi đáp từ cuộc thi đã trở thành đất nông nghiệp hoặc trung tâm mua sắm.

Không phải ai cũng nghĩ rằng đó là một cuộc đua xứng đáng, nhưng Lancaster đã kể một câu chuyện sống động, đồng thời vinh danh những người “tử vì đạo”. Sự hy sinh của họ đã góp phần đặt nền móng cho ngành hàng không dân dụng hiện nay.

Nguồn: Zing News