Cần thiết có giá tối đa, tối thiểu đối với dịch vụ hàng không nội địa

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, cần thiết phải có giá tối đa và giá tối thiểu đối với dịch vụ hàng không nội địa, để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các hãng hàng không, đảm bảo lợi ích của người dân.

Sáng 6/4, thảo luận về dự án Luật Giá (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, các đại biểu đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật nghiêm túc, trách nhiệm. Đồng thời, các đại biểu cũng đóng góp thêm các ý kiến, đề xuất để hoàn thiện dự thảo luật như: Áp dụng các khái niệm, giải thích từ ngữ, các hành vi bị cấm, bình ổn giá, thẩm định giá, định giá, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan trong quản lý giá, giá trần giá dịch vụ hàng không, giá dịch vụ y tế…

Cần thiết có giá tối đa, tối thiểu với dịch vụ hàng không nội địa

Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) tán thành với quy định trong dự thảo luật về quỹ bình ổn giá, theo hướng đây là một trong các biện pháp bình ổn giá, không quy định điều khoản riêng về nội dung này.

Tuy nhiên, đại biểu lưu ý quá trình thực hiện cần có sự đổi mới để đảm bảo tính công bằng, minh bạch, chặt chẽ hơn. Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) tán thành việc dự thảo Luật có quy định cụ thể về danh mục hàng hóa bình ổn giá, trong trường hợp đặc biệt giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh theo đề xuất của Chính phủ để đảm bảo khách quan.

Đối với nội dung quản lý nhà nước về giá, đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, trong nội dung chương này có nhiều ý trùng lặp, đặc biệt về trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan. Do vậy, cần rà soát, loại bỏ các nội dung trùng lặp, đồng thời nghiên cứu kỹ lưỡng về trách nhiệm của các bộ ngành đảm bảo hợp lý, khả thi.

Về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đại biểu Phạm Văn Hòa đề xuất nên giao Nhà nước, có thể là Bộ Tài chính quản lý, không giao cho doanh nghiệp. Chính phủ cũng cần nghiên cứu để có phương pháp quản lý tốt hơn. Về lâu dài, cần có lộ trình để sớm đưa giá xăng dầu của Việt Nam vận hành theo quy luật thị trường.

Ủng hộ việc cần thiết phải có giá trần đối với dịch vụ hàng không nội địa, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng cho rằng cần phải có quy định cả về giá tối thiểu cùng với giá tối đa, để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các hãng hàng không, đảm bảo lợi ích của người dân.

Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu tại phiên họp

 Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu tại phiên họp

Cũng quan tâm đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho rằng, cần có quy định rõ cơ chế quản lý, vận hành quỹ này một cách công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Về danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá, đại biểu Tạ Văn Hạ đề nghị rà soát kỹ và đánh giá tác động kỹ với danh mục này. Đại biểu cho rằng thực tiễn đã có những mặt hàng rất thiết yếu, ảnh hưởng đến an sinh xã hội nhưng chưa được đưa vào danh mục.

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn TP.HCM) đánh giá dự thảo Luật đã ngày càng hoàn chỉnh hơn, thể hiện sự nỗ lực của cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra. Góp ý về vấn đề cụ thể, đại biểu băn khoăn về định nghĩa giá trong dự thảo Luật. Đại biểu đề nghị sửa đổi lại theo hướng “giá thị trường là giá cả hàng hóa, dịch vụ được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu phù hợp với chất lượng và giá trị sử dụng hàng hóa và khả năng chi trả của người mua”.

Đề cập đến thẩm định giá, đại biểu Nguyễn Minh Đức (đoàn TP.HCM) cho biết, qua một số vụ án vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng vừa qua có vấn đề nổi lên là việc thẩm định giá, thổi giá cao, đặc biệt với thiết bị y tế. Đại biểu cho rằng, tình trạng trên xảy ra do có lỗ hổng trong quy định pháp luật. Nhận thức điều này, cơ quan soạn thảo đã sửa đổi nhiều điều khoản để khắc phục những bất cập hiện hành, cụ thể ở Điều 47, Điều 53. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần có quy định chặt chẽ hơn nữa về nghĩa vụ, trách nhiệm của thẩm định viên; có cơ chế kiểm soát, đảm bảo chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin giữa các bên liên quan trong thẩm định giá.

Bộ Tài chính là cơ quan quản lý chung về giá cả

Phát biểu sau khi các đại biểu nêu ý kiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, đại diện cơ quan soạn thảo, cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến được nêu tại hội nghị, đồng thời cũng giải thích thêm về một số vấn đề cơ bản được đại biểu quan tâm.

Về danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết danh mục theo dự thảo có 8 loại hàng hóa. Đối với các mặt hàng khác như đại biểu nêu như điện, khí, dầu mỏ… đã được quy định ở luật chuyên ngành và trong quá trình tổ chức thực hiện có sự tham chiếu.

Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu tại phiên họp

Thông qua kinh nghiệm, các hãng hàng không và sân bay đã tìm ra sự cân bằng thời vụ để cố gắng đáp ứng nhu cầu và công suất một cách tối ưu, theo lịch bay mùa. (Ảnh: VNA).

Theo các dữ liệu của ngành, sân bay châu Âu thể hiện mức độ thời vụ lớn nhất. Chỉ trong tháng Tám, lượng hành khách di chuyển bằng đường không đã chiếm tới gần 11% tổng lượng hành khách hàng năm. Trong khi đó, Châu Á – Thái Bình Dương lại là khu vực có sự thay đổi theo mùa ít nhất, với tỷ lệ lưu lượng hành khách hàng năm của các sân bay dao động từ 8,9% vào tháng Tám, và 7,6% vào tháng Hai.

Thông qua kinh nghiệm, các hãng hàng không và sân bay đã tìm ra sự cân bằng thời vụ để cố gắng đáp ứng nhu cầu và công suất một cách tối ưu, theo lịch bay mùa.

Lịch bay mùa của các hãng bay Việt được ra đời như thế nào?

Để cân bằng giữa cung và cầu trong khai thác vận tải hàng không, cũng như để có thể khai thác lịch bay theo mùa, các hãng hàng không phải xin được slot tại sân bay dự kiến khai thác. Slot bay là thời gian đến hoặc đi từ một sân bay dành cho một máy bay, trong một ngày giờ nhất định.

Tại Việt Nam, việc cấp slot bay đang được thực hiện bởi Hội đồng Điều phối quốc gia, do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam làm Chủ tịch, và có sự tham gia của đại diện các hãng hàng không trong nước để đàm phán, trao đổi trước khi đưa ra quyết định cấp lịch bay.

Theo quy định, các hãng hàng không sẽ phải bay trên 80% số slot trong 2/3 lịch bay mùa đã cấp thì mới được giữ quyền “thừa kế” slot cho năm sau. Nếu không, hãng sẽ bị hạn chế, thậm chí là thu hồi slot. Bởi vậy, dù vì nhiều lí do, trong một số thời điểm, số lượng hành khách của các hãng bay có thể rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu hành khách để cân bằng thu – chi thì các hãng vẫn buộc phải khai thác để giữ slot.

Trong những năm qua, VNA đã nỗ lực tuân thủ quy định, tạo tiền đề cho việc duy trì đường bay và phát triển các đường bay quốc tế mới. Để làm được điều đó, Hãng liên tục có những kế hoạch phù hợp để đón đầu từng mùa.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp

Về quản lý nhà nước, trước ý kiến băn khoăn có sự trùng lắp trong quản lý, Bộ trưởng cho hay, điểm chung là Bộ Tài chính và các bộ, ngành, UBND tỉnh đều được giao nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về giá.

Tuy nhiên, có sự khác nhau về nhiệm vụ là Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền, xây dựng, trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giá; định giá đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền; quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và hướng dẫn thực hiện theo quy định; thanh tra, kiểm tra… Còn lại các hàng hóa chuyên ngành phân về cho bộ chuyên ngành quản lý như giá điện giao Bộ Công thương; giá thiết bị y tế, thuốc giao Bộ Y tế; giá về giáo dục giao Bộ Giáo dục và Đào tạo… và ở địa phương thì phân cấp cho UBND cấp tỉnh.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) về việc quản lý quỹ bình ổn giá chặt chẽ, Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ Tài chính không đứng ngoài việc quản lý này mà là cơ quan quản lý chung, các bộ, ngành, địa phương khi xác định phương pháp định giá sẽ lấy ý kiến Bộ Tài chính rồi mới ban hành.

Đối với giá dịch vụ hàng không nội địa, Bộ trưởng đồng tình với ý kiến đại biểu về việc cần có giá tối thiểu và cũng nhấn mạnh về tính cần thiết của việc có giá trần đối với dịch vụ hàng không nội địa để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Liên quan đến ý kiến về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, thời gian qua Quỹ này đã phát huy hiệu quả, là công cụ cần thiết bình ổn giá xăng dầu để đảm bảo ổn định đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh công cụ này, nhiều biện pháp khác cũng đã được thực hiện để góp phần bình ổn giá xăng dầu như giảm thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu với xăng dầu, khuyến khích doanh nghiệp đa dạng nguồn cung, giảm chi phí…

Tiếp thu ý kiến đại biểu Nguyễn Minh Đức về quy định trách nhiệm trong thẩm định giá, song Bộ trưởng Bộ Tài chính bày tỏ băn khoăn bởi nếu ràng buộc trách nhiệm pháp lý cho thẩm định viên trong việc xác minh thông tin thì rất rủi ro cho thẩm định viên. Lấy ví dụ nếu thẩm định viên thu thập thông tin về giá qua phòng công chứng nơi chứng nhận giao dịch hàng hóa để làm giá so sánh, nhưng hợp đồng đó đã bị điều chỉnh để trốn thuế, thì trách nhiệm đó không thể để thẩm định viên chịu. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu về nội dung này.

Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam