Khám phá Lịch bay mùa trong ngành hàng không

Với đặc tính đặc thù trong khai thác, ngành Hàng không đã thống nhất triển khai việc cấp phép bay theo mùa, căn cứ trên lịch sử khai thác trong những mùa trước đó. Lịch bay mùa hè được tính từ chủ nhật cuối cùng của tháng 3 đến chủ nhật cuối cùng của tháng 10, thời gian còn lại của năm là lịch bay mùa đông.

Tính thời vụ trong vận chuyển hàng không

Nếu như ở khu vực Bắc bán cầu, mùa hè là mùa cao điểm của các hãng hàng không, do nhu cầu đi nghỉ hè, đi nhập học của hành khách tăng cao đột biến, thì lưu lượng giao thông đường không cũng tăng mạnh trong các tháng 10, 11 và 12, bởi nhu cầu đi nghỉ lễ và đón Giáng sinh.

Ngược lại, ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường không trong quý đầu tiên của năm thấp đáng kể. Do hàng hóa tập trung quá cao tại các sân bay trong những khu vực này, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đóng cửa nghỉ đón Tết Nguyên đán đã khiến nhiều chuyến hàng bị hoãn lại một vài ngày. Nhưng lưu lượng vận chuyển hành khách sau đó sẽ đạt đỉnh vào tháng 3, chiếm 9% lưu lượng truy cập hàng năm.

Thực tế, nhu cầu vận chuyển hàng không qua một số điểm du lịch có thể thay đổi giữa các khoảng thời gian trong năm. Khi sự thay đổi là một hiện tượng lặp lại, chuỗi dữ liệu mô tả lưu lượng truy cập của ngành theo thời gian được gắn với khái niệm theo mùa, xác nhận tính thời vụ của ngành vận tải hàng không.

Khám phá Lịch bay mùa trong ngành hàng không

Thông qua kinh nghiệm, các hãng hàng không và sân bay đã tìm ra sự cân bằng thời vụ để cố gắng đáp ứng nhu cầu và công suất một cách tối ưu, theo lịch bay mùa. (Ảnh: VNA).

Theo các dữ liệu của ngành, sân bay châu Âu thể hiện mức độ thời vụ lớn nhất. Chỉ trong tháng Tám, lượng hành khách di chuyển bằng đường không đã chiếm tới gần 11% tổng lượng hành khách hàng năm. Trong khi đó, Châu Á – Thái Bình Dương lại là khu vực có sự thay đổi theo mùa ít nhất, với tỷ lệ lưu lượng hành khách hàng năm của các sân bay dao động từ 8,9% vào tháng Tám, và 7,6% vào tháng Hai.

Thông qua kinh nghiệm, các hãng hàng không và sân bay đã tìm ra sự cân bằng thời vụ để cố gắng đáp ứng nhu cầu và công suất một cách tối ưu, theo lịch bay mùa.

Lịch bay mùa của các hãng bay Việt được ra đời như thế nào?

Để cân bằng giữa cung và cầu trong khai thác vận tải hàng không, cũng như để có thể khai thác lịch bay theo mùa, các hãng hàng không phải xin được slot tại sân bay dự kiến khai thác. Slot bay là thời gian đến hoặc đi từ một sân bay dành cho một máy bay, trong một ngày giờ nhất định.

Tại Việt Nam, việc cấp slot bay đang được thực hiện bởi Hội đồng Điều phối quốc gia, do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam làm Chủ tịch, và có sự tham gia của đại diện các hãng hàng không trong nước để đàm phán, trao đổi trước khi đưa ra quyết định cấp lịch bay.

Theo quy định, các hãng hàng không sẽ phải bay trên 80% số slot trong 2/3 lịch bay mùa đã cấp thì mới được giữ quyền “thừa kế” slot cho năm sau. Nếu không, hãng sẽ bị hạn chế, thậm chí là thu hồi slot. Bởi vậy, dù vì nhiều lí do, trong một số thời điểm, số lượng hành khách của các hãng bay có thể rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu hành khách để cân bằng thu – chi thì các hãng vẫn buộc phải khai thác để giữ slot.

Trong những năm qua, VNA đã nỗ lực tuân thủ quy định, tạo tiền đề cho việc duy trì đường bay và phát triển các đường bay quốc tế mới. Để làm được điều đó, Hãng liên tục có những kế hoạch phù hợp để đón đầu từng mùa.

Lịch bay mùa của các hãng bay Việt được ra đời như thế nào?
Trong những năm qua, VNA đã nỗ lực tuân thủ quy định, tạo tiền đề cho việc duy trì đường bay. (Ảnh: VNA).

Trước khi chuyển đổi lịch mùa, VNA yêu cầu các đơn vị phụ trách Lịch bay, Phép bay, Dịch vụ hành khách, Đoàn tiếp viên hay đơn vị thành viên kỹ thuật máy bay… phải chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực, nhằm đảm bảo vận hành lịch bay đúng kế hoạch. Tương tự, các tổ chuyên môn như tổ Điều phái, Lịch bay, Trực ban, Phép bay đều được tăng cường để giải quyết các vấn đề phát sinh.

Hiện tại, Hãng cũng đã sẵn sàng đón lịch bay mùa đông của năm, với hi vọng vào những diễn biến tích cực của việc kiểm soát dịch bệnh trong và ngoài nước, cùng chính sách dỡ bỏ hạn chế đi lại của Chính phủ.

Tuy phải vận hành dựa trên hệ thống những quy định phức tạp và yêu cầu khắt khe nhưng ngành hàng không sẽ luôn là “bệ phóng” để nền kinh tế được hồi phục và phát triển. Mong rằng, VNA sẽ tiếp tục dẫn dắt các hãng hàng không Việt thực hiện tốt vai trò của mình và đáp ứng những sự kỳ vọng trong tương lai.